Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2017

Các loại hình tác phẩm báo chí được bảo hộ quyền tác giả

Hình ảnh
Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ quy định về tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: “Tác phẩm báo chí” (điểm c khoản 1 Điều 14). Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 85/2011/NĐ-CP) quy định về tác phẩm báo chí như sau: “Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm các thể loại: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác” (Điều 11). Căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên, các loại hình tác phẩm báo chí được bảo hộ quyền tác giả, bao gồm các thể loại sau: phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo

Các biện pháp giám sát, giáo dục và biện pháp tư pháp đối với người dưới 18 tuổi phạm tội

Hình ảnh
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Pháp luật ở mỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên. Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em có quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể. Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em.

Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

Hình ảnh
Cải tạo không giam giữ là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng. Trong các hình phạt, thì hình thức hình phạt này nhẹ hơn hình phạt tù, nhưng nặng hơn hình phạt tiền và cảnh cáo. Thế nào là cải tạo không giam giữ? Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáu tháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội. Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ. Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ

Đại xá và đặc xá trong Luật hình sự Việt Nam

Hình ảnh
Ân xá là đặc ân của nhà nước trong việc miễn giảm trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt với người phạm tội, thể hiện chính sách nhân đạo của nhà nước ta với những người phạm tội, mở ra cho những người phạm tội khả năng ăn năn hối cải, cải tạo, giáo dục trở thành người có ích cho xã hội và nhanh chóng tái hòa nhập cộng đồng. Ân xá được thực hiện với 2 hình thức là đại xá và đặc xá. Đại xá Đặc xá Căn cứ pháp lý Chưa có văn bản quy định cụ thể. Luật Đặc xá 2007 Khái niệm Sự khoan hồng của Nhà nước do Quốc hội quyết định nhằm tha tội hoàn toàn và triệt để cho một số loại tội phạm nhất định đối với hàng loạt người phạm tội nhân sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của đất nước. Sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt Bản chất Tha, miễn hình phạt hoặc giảm nhẹ hình phạt cho một số loại tội phạm hoặc

Vấn đề đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam

Hình ảnh
Theo quy định của Điều 180 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về việc ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự trong giai đoạn chuẩn bị xét xử  như sau: “Điều 180. Quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ vụ án khi có căn cứ quy định tại Điều 160 của Bộ luật này; ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và các điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này hoặc khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên toà. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can, bị cáo mà căn cứ để tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, bị cáo thì có thể tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án đối với từng bị can, bị cáo. Quyết định đình chỉ vụ án phải ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật này.” Theo quy định trên thì thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án hình sự là thẩm phán được phân công chủ tọa phiên

Địa vị pháp lý của các công trình nhân tạo trên biển dưới góc độ pháp luật quốc tế

Hình ảnh
Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông tác động tiêu cực đến hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại và môi trường biển Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 dựa vào sự lên xuống của thủy triều để xác định một cấu trúc là đảo, đá hay bãi nửa nổi nửa chìm, từ đó thiết lập các vùng biển bao quanh các vùng đất này. Điều 121 khoản 1 của UNCLOS quy định, đảo là vùng đất tự nhiên được bao bọc bởi nước biển, vẫn nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều lên cao nhất, có các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa như đất liền. Điều kiện quan trọng nhất để một cấu trúc được công nhận là đảo phải là yếu tố “tự nhiên”, tức những cấu trúc do con người xây dựng, thiết lập sẽ không bao giờ được coi là đảo. Sự phân biệt này là đặc biệt cần thiết trong bối cảnh khoa học công nghệ không ngừng phát triển khiến việc xây dựng công trình nhân tạo gần bờ, xa bờ không còn quá phức tạp với các quốc gia. Tuy nhiên, một trong những khó khăn trong việc xác định một cấu trúc

Tội che giấu tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam

Title:  Tội che giấu tội phạm trong Luật hình sự Việt Nam Other Titles:  Concealing crimes in Vietnam Criminal Law Authors:  Phạm, Thị Mai Anh Keywords:  Pháp luật Việt Nam Luật hình sự Tội che giấu tội phạm Issue Date:  2015 Publisher:  ĐHQGHN Citation:  87 tr. URI:  http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/2296 Appears in Collections: Luận văn - Luận án (LIC) Tội che giấu tội phạm được quy định cụ thể về hành vi vi phạm, cấu thành tội phạm và khung hình phạt, cụ thể như sau: Cơ sở pháp lý : Điều 313  Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009)   * Cấu thành tội phạm   - Chủ thể:  Chủ thể của tội phạm này tuy không phải là chủ thể đặc biệt, nhưng không phải ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm này, mà chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này cả khoản 1 và khoản 2 của điều luật không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.  Trong khi đó theo quy định tại Điều 12